Câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hằng ngày

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể hỏi bên dưới hoặc nhập những gì bạn đang tìm kiếm!

Bài thơ Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi) - Phân tích tác giả tác phẩm

Trong chiến tranh, có những điều mãi mãi không thể nói thành lời. Bài thơ Lá đỏ chính là lời thì thầm nghẹn ngào ấy – một lời từ biệt của người lính trẻ, nhuộm màu lá đỏ trên rừng Trường Sơn.

Nội dung bài thơ Lá đỏ

Lá đỏ

Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn.

Bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi kể về hình ảnh người lính trẻ ngã xuống giữa núi rừng
Bài thơ Lá đỏ kể về hình ảnh người lính trẻ ngã xuống giữa núi rừng

Đôi nét về tác giả Nguyễn Đình Thi

- Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), sinh ra tại Thành phố Luông Pha Băng, nước Lào.

- Ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng.

- Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình, ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.

- Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.

- Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch

Đôi nét về tác phẩm Lá đỏ

  1. Thể loại

Văn bản Lá đỏ thuộc thể thơ tự do

  1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ Lá đỏ được sáng tác tháng 12 năm 1974 - thời điểm cuộc kháng chiến thống nhất đất nước bước vào giai đoạn cuối, toàn quân và dân ta đang dồn sức cho tiền tuyến.

  1. Phương thức biểu đạt

Lá đỏ có phương thức biểu đạt là biểu cảm

  1. Bố cục

- Phần 1: Từ đầu đến "Những buổi ngày xưa vọng nói về": Mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ.

- Phần 2: Còn lại: Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh hùng tình nghĩa.

  1. Giá trị nội dung

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh sống động: lá đỏ, cô em gái tiền phương, đoàn quân - có sức gợi tả, khái quát cao cho vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. 

  1. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ viết theo thể tự do. Trong 8 câu thơ có 7 câu là thể lục ngôn.

- Nhịp điệu thơ mang tính dồn dập, vững bền, chắc khỏe.

- Yếu tố nghệ thuật chính làm nên thành công của “Lá đỏ” là hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ thơ.

- Bài thơ nêu ba hình ảnh: lá đỏ, em gái tiền  phương và đoàn quân như những tâm điểm và đặc tả, có sức khái quát cao về vẻ đẹp của đất nước con người Việt Nam.

- Ngôn ngữ thơ rất chân thực. Cuộc sống chiến trường sôi động, khắc nghiệt nhưng cũng rất trữ tình hiện lên một cách tự nhiên không một chút bóng bẩy, hào nhoáng.

>>> Tham khảo thêm: Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (Bà Huyện Thanh Quan) - Phân tích tác giả tác phẩm

Dàn ý phân tích tác phẩm Lá đỏ

Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Thi, bài thơ Lá đỏ.

Thân bài

  1. Cuộc gặp gỡ giữa người chiến sĩ và cô gái thanh niên xung phong

- Không gian được tái hiện là rừng Trường Sơn “lộng gió”, “rừng lạ ào ào lá đỏ”, “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”.

- Hình ảnh “rừng lá đỏ” gợi liên tưởng những trận lá đổ ào ào như trút trong gió lộng trên những đỉnh núi cao giữa mùa thu của đại ngàn Trường Sơn, lửa bụi chiến tranh bay nhòa trời.

- Cuộc gặp gỡ giữa người lính và cô gái thanh niên xung phong đang làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là một cô gái trong hàng vạn người phụ nữ tham gia cuộc kháng chiến toàn dân. Họ không tiếc tuổi xanh, hy sinh tất cả vì đất nước.

  1. Hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến

- Từ láy “vội vã” đã làm nổi bật tinh thần khẩn trương, tranh thủ từng phút giây hành quân ra tiền tuyến cho kịp bước vào chiến trận cuối cùng, bất chấp gian khổ hiểm nguy.

- Hình ảnh đoàn quân là kết tinh của ý chí, tinh thần, khát vọng độc lập, tự do và chiến thắng của dân tộc.

Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Lá đỏ.

>>> Tham khảo thêm: Bài thơ Mây và sóng (R. Ta-go) - Phân tích tác giả tác phẩm

Lá đỏ không rơi vô nghĩa. Nó rơi vào lòng người đọc như một ký ức không thể xóa nhòa về một thời đạn bom và những tình cảm không bao giờ trọn vẹn.