Câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hằng ngày

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể hỏi bên dưới hoặc nhập những gì bạn đang tìm kiếm!

Bài thơ Thu ẩm (Nguyễn Khuyến) - Phân tích tác giả tác phẩm

Trong chùm ba bài thơ mùa thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến, Thu ẩm là tác phẩm mang nét duyên ngầm đặc biệt. Bằng lời thơ mộc mạc mà sâu sắc, tác giả không chỉ tả mùa thu mà còn giãi bày nếp sống thanh cao, bình dị của mình.

Nội dung bài thơ Thu ẩm (Uống rượu mùa thu)

Thu ẩm (Uống rượu mùa thu)

Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt ?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.

Bài thơ Thu ẩm của Nguyễn Khuyến đã khắc họa không gian thu đậm chất dân dã
Bài thơ Thu ẩm của Nguyễn Khuyến đã khắc họa không gian thu đậm chất dân dã

Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến

- Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) hiệu là Quế Sơn, tên lúc nhỏ là Nguyễn Thắng, sinh tại quê ngoại là xã Hoàng Xá (nay thuộc Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

- Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

- Năm 1864, ông đỗ đầu trong kỳ thi Hương. Nhưng mấy kì thi sau lại trượt, cho đến năm 1871, ông mới đỗ đầu cả kỳ thi Hội và thi Đình.

- Ông được người đời gọi là Tam Nguyên Yên Đổ (do đỗ đầu cả ba kỳ thi).

- Tuy vậy, ông chỉ làm quan có hơn mười năm, còn lại cuộc đời đều sống thanh bạch bằng nghề dạy học tại quê nhà.

- Nguyễn Khuyến là một người tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân.

- Sáng tác của ông bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với hơn 800 bài gồm nhiều thể loại: thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.

- Thơ ông thường viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước, bạn bè, gia đình; phản ánh cuộc sống của những con người thuần hậu, chất phác; châm biếm đả kích bọn thực dân xâm lược…

Nguyễn Khuyến là một người tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân
Nguyễn Khuyến là một người tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân

Đôi nét về tác phẩm Thu ẩm

  1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ "Thu ẩm" của Nguyễn Khuyến được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả lui về quê sống ẩn dật sau khi rời bỏ chốn quan trường đầy biến động. Thời điểm này, đất nước lâm vào cảnh khó khăn, nhân dân chịu nhiều khổ cực, khiến ông mang nỗi uất ức và đau buồn. Chính vì vậy, ông đã tìm đến rượu và làm thơ để giãi bày tâm trạng.

  1. Bố cục: 2 phần

Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.

Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

  1. Giá trị nội dung

Đây là mùa thu được cảm nhận bằng tâm trạng của một người ngồi uống rượu. Lúc này, cảnh thu sẽ mang các ấn tượng nỗi niềm riêng – dường như cũng chập chờn, mờ toả.

Thu ẩm không miêu tả riêng một cảnh thu ở một thời điểm nào mà là sự “tổng hợp nhiều cảnh thu ở nhiều thời điểm” (Xuân Diệu). Bài thơ cũng không hề có một chữ “thu” (khác với “trời thu” ở Thu vịnh và “ao thu” ở Thu điếu).

  1. Giá trị nghệ thuật

Không có ước lệ tượng trưng mà chỉ đơn thuần là miêu tả trần trụi.

Nghệ thuật độc đáo, vẽ mây nẩy trăng: Miêu tả cảnh ao đêm trăng để thể hiện nỗi sầu qua làn nước mắt, sự đẹp đẽ của bầu trời dẫn đến nỗi suy tư đau đáu, trong cảnh chứa tình

Có sự cách tân trong ngôn ngữ, mùa thu hiện lên trong sáng và hài hòa.

>>> Tham khảo thêm: Bài thơ Thu Điếu (Nguyễn Khuyến) - Phân tích tác giả tác phẩm

Dàn ý phân tích bài thơ Thu ẩm

Mở bài:

Thu ẩm là một trong ba bài thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.

Bài thơ cho thấy dáng thu, hồn thu của làng quê đồng bằng Bắc Bộ; đồng thời thể hiện tâm trạng băn

khoăn, u uất của nhà thơ trước tình cảnh đau thương của đất nước.

Thân bài:

+ Hai câu đề:

“Ba gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu, đóm lập lòe.”

Cảnh thu ban đêm nơi làng quê nghèo khó với những hình ảnh quen thuộc được quan sát và miêu tả qua đôi mắt đầy tâm trạng của thi nhân: Ba gian nhà cỏ (lợp tranh hoặc rạ), thấp le te là rất thấp, tưởng như bị bóng tối đè nặng nên biến dạng.

Ánh sáng lập lòe của đom đóm làm cho ngõ hẹp càng thêm tối và đêm thêm sâu (khuya).

+ Hai câu thực:

“Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.”

– Quan sát và cảm nhận của thi sĩ rất tinh tế: sương thu như màu khói nhạt phủ quanh lưng giậu. (Giậu là bờ rào bằng cây, thường trồng cúc tần hay dâm bụt). Bóng trăng soi trên mặt ao lăn tăn gợn sóng, lúc tụ lại, lúc tản ra, tạo cảm giác là bóng trăng loe.

– Các phụ âm đầu / đứng gần nhau (Làn, lóng lánh, loe) đặc tả cảnh đó và thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Khuyến.

+ Hai câu luận:

“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.”

Đối tượng miêu tả thứ nhất là bầu trời xanh ngắt như chất chứa cái gì đó bên trong, khiến nhà thơ băn khoăn tự hỏi: ai nhuộm mà xanh ngắt. Đại từ phiếm chỉ ai lấp lửng một mối hoài nghi không lời giải đáp.

Đối tượng miêu tả thứ hai là chính bản thân nhà thơ: Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Đôi mắt chứa chất đầy tâm trạng.

+ Hai câu kết:

“Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy,

Chỉ dăm ba chén đã say nhè.”

Từ hay có hai nghĩa: hay uống rượu (thường xuyên); hay tức là tửu lượng cao. ô câu thơ này, từ hay mang nghĩa thứ hai. Rượu tiếng rằng hay nhưng Chỉ dăm ba chén đã say nhè. Say do rượu thì ít mà say do tâm trạng thì nhiều. Nhà thơ muốn mượn rượu để quên đi nỗi buồn đang đầy ắp trong tâm hồn.

* Nghệ thuật của bài thơ:

Bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm luật rất chỉnh nhưng vẫn dung dị, tự nhiên Nguyễn Khuyến có nhiều sáng tạo trong cách gieo vần và sử dụng từ ngữ, hình ảnh đậm đà tính chất dân tộc.

Kết bài:

Tâm trạng u hoài của nhà thơ Nguyễn Khuyến thấm đượm vào cảnh vật, đồng điệu với dáng thu, hồn thu của làng cảnh quê hương.

Nhà thơ buồn bã, day dứt khôn nguôi trước tình cảnh nô lệ của dân tộc, đất nước mà mình thì lực bất tòng tâm. Mượn rượu giải sầu mà nỗi sầu càng thêm chồng chất.

>>> Tham khảo thêm: Bài thơ Thu Vịnh (Nguyễn Khuyến) - Phân tích tác giả tác phẩm

Qua Thu ẩm, Nguyễn Khuyến không chỉ để lại một áng thơ thu đặc sắc, mà còn truyền tải quan điểm sống đầy nhân văn: sống giản dị, hòa mình với thiên nhiên, tách biệt khỏi vòng danh lợi trong cõi nhân sinh nhiều biến động.