Bài thơ Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử) - Phân tích tác giả tác phẩm
Mùa xuân, biểu tượng của sự sống và hy vọng, dưới ngòi bút Hàn Mặc Tử lại trở nên mơ màng, lặng lẽ và khắc khoải đến nao lòng. “Mùa xuân chín” không chỉ là bài thơ tả cảnh mà còn là tiếng lòng cô đơn của một người khao khát yêu thương.
Nội dung bài thơ Mùa xuân chín
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm-tấm vàng.
Sột-soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên-lý -- Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn-nữ hát trên đồi.
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.
Tiếng ca vắt-vẻo lưng-chừng núi,
Hổn-hển như lời của nước mây,
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý-vị và thơ-ngây.
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng-khuâng sực nhớ làng:
"- Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?..."

Đôi nét về tác giả Hàn Mặc Tử
- Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra ở Đồng Hới, Quảng Bình.
- Sớm mất cha sống với mẹ tại Quy Nhơn.
- Năm 21 tuổi ông vào Sài Gòn lập nghiệp.
- Đi làm công chức thời gian ngắn rồi mắc bệnh phong và mất.
- Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới. Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới đa dạng, nhiều sắc màu.
- Quá trình sáng tác thơ của ông đã thâu tóm cả quá trình phát triển của thơ mới từ lãng mạn sang tượng trưng đến siêu thực.

Đôi nét về tác phẩm Mùa xuân chín
Thể thơ: thất ngôn (7 chữ)
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Chưa rõ thời điểm sáng tác Mùa xuân chín, nhưng theo Trần Thanh Mại thì: "Qua cái năm bệnh hoạn đầu, nghĩa là vào cuối năm 1937, Hàn Mặc Tử gom góp xong tập thơ làm trên giường bệnh, theo một thể tài mới mà chàng gọi Thơ Điên", nghĩa là thi phẩm đã được sáng tác trước thời điểm đó.
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
Nội dung chính:
Với màu sắc cổ điển hài hòa với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.
Bố cục:
- Khổ 1: Khung cảnh mùa xuân
- Khổ 2+3: Tình xuân
- Khổ 4: Tâm trạng nhân vật khách
Tóm tắt
Với màu sắc cổ điển hài hòa với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.
Giá trị nội dung:
- Thể hiện vẻ đẹp mùa xuân đẹp đẽ, tươi mới.
- Niềm vui của con người khi xuân đến, tình yêu đời, khao khát giao hoà với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết.
Giá trị nghệ thuật:
- Tác giả sử dụng thành công các phép tu từ.
- Ngôn ngữ thơ da diết, giàu sức sống, rộn ràng.
>>> Tham khảo thêm: Bài thơ Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) - Phân tích tác giả tác phẩm
Dàn ý phân tích bài thơ Mùa xuân chín
Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác vào khoảng năm 1937 đăng trong tập Nắng, trong thời gian đầu nhà thơ lâm bệnh.
Thân bài
- Ở hai khổ thơ đầu ta thấy một khung cảnh mùa xuân vô cùng sinh động, tươi mới
+ Bức tranh quê mùa xuân thật yên bình, gắn liền với những điều thân thuộc nhất của người Việt Nam.
+ Mùa xuân đến báo hiệu: làn nắng ửng, khói mơ, mái nhà tranh, giàn thiên -> thời tiết đang ấm dần xuân những giàn hoa thiên lý đang bắt đầu phát triển.
+ Bầu trời đang dần lại những hình ảnh đẹp đẽ, thanh bình bao trùm lên toàn bộ không gian làng quê. Nó thể hiện tình cảm đặc biệt nhất đối với những cánh đồng, những cô gái đang hát trên những ngọn đồi cỏ xanh.
-> "Đám xuân xanh" hình ảnh ẩn dụ để nói rằng các cô gái đang đến tuổi trưởng thành.
+ Không gian làng quê chìm đắm trong hơi thở mùa xuân: những làn gió, mưa xuân cho cây cỏ xanh tốt " gợn tới trời "
- Ở hai khổ thơ,
+ Niềm hạnh phúc của con người khi mùa xuân đến bởi mùa xuân mang hương vị tươi mát trong lòng
+ Niềm vui của những đôi lứa đang lúc yêu nhau " nghe ra ý vị và thơ ngây"
+ Sự bâng khuâng, nỗi buồn nhớ làng của những người con xa xứ. Nó còn mang theo hương vị " chín" của lòng người thôn quê.
-> Bài thơ thể hiện được một không gian làng quê đậm chất Việt Nam đẹp đẽ, thanh bình
-> Tâm trạng háo hức, phấn khởi khi xuân đến và nỗi buồn nhớ nhung làng quê
-> Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo, chăm lo cho gia đình
Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
>>> Tham khảo thêm: Bài thơ Con cò (Chế Lan Viên) - Phân tích tác giả tác phẩm
Hàn Mặc Tử đã dùng lời thơ để vẽ nên một mùa xuân đầy nhựa sống nhưng cũng thấm đẫm nỗi cô quạnh. “Mùa xuân chín” vì thế không chỉ đẹp về hình ảnh mà còn sâu sắc về tâm hồn, khiến người đọc phải dừng lại và suy ngẫm thật lâu.