Câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hằng ngày

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể hỏi bên dưới hoặc nhập những gì bạn đang tìm kiếm!

Bài thơ Chân quê (Nguyễn Bính) - Phân tích tác giả tác phẩm

Nguyễn Bính – thi sĩ của làng quê Việt – để lại dấu ấn sâu đậm qua những vần thơ dân dã. "Chân quê" không chỉ là lời tỏ tình mộc mạc mà còn là bản tuyên ngôn thẩm mỹ về vẻ đẹp chân chất, không phô trương của người con gái quê.

Nội dung bài thơ Chân quê

Chân quê

Hôm qua, em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm. Em làm khổ tôi!

Thị thành bôi nhọ em rồi!

Nào đâu cái yếm mua hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

* * *

- Nói ra sợ mất lòng em

Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!

Hoa chanh nở ở vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng, gió nội bay đi ít nhiều.

                                                           1936

Bài thơ Chân quê mang tình cảm chân thật sâu sắc
Bài thơ Chân quê mang tình cảm chân thật sâu sắc

Đôi nét về tác giả Nguyễn Bính

Nguyễn Bính (1918 -1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính (có thời kỳ lấy tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở làng Thiện Vịnh xã Đông Hội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 

Nguyễn Bính xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm mồ côi mẹ, năm 10 tuổi phải theo anh lên Hà Nội kiếm sống. 

Nguyễn Bính làm thơ khi mới 13 tuổi và sớm thể hiện tài năng sáng tác của mình. Năm 1943, ông vào Nam Bộ rồi ở lại tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1954 ông tập kết ra Bắc và tiếp tục tham gia công tác báo chí văn nghệ.

Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Bính trước Cách mạng: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1941) Mười hai bến nước (1942); sau cách mạng có: Ông lão mài gươm (1847), Gửi người vợ miền Nam (1955), Tiếng trống đêm xuân (truyện thơ — 1958), Đêm sao sáng (1962), Cô Son (chèo - 1961)...

Tác giả Nguyễn Bính sống mãi qua những vần thơ mộc mạc
Tác giả Nguyễn Bính sống mãi qua những vần thơ mộc mạc

Đôi nét về tác phẩm Chân quê

  1. Thể loại, phương thức biểu đạt

- Thể loại: Thơ lục bát

- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp trữ tình

  1. Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm

- Bài thơ Chân quê rút trong tập thơ Tâm hồn tôi của nhà thơ Nguyễn Bính xuất bản năm 1940, bài thơ được coi là châm ngôn sống, lẽ sống của tác giả khi sáng tác chủ yếu thiên về làng quê Việt Nam, và Chân quê là bài thơ đặc sắc như thế.

  1. Nội dung chính

- Chân quê là bài thơ là một sáng tác tiêu biểu cho tâm hồn thơ Nguyễn Bính, ngay từ tên nhan đề ta đã biết được đây là sự cảm nhận, dự cảm của những gì sắp mất đi khi tác giả muốn níu giữ giá trị của văn hóa quê hương từ xa xưa. Nhưng điều đó tác giả lại không làm được khiến độc giả càng thêm phần xót thương.

  1. Phong cách nghệ thuật của bài thơ Chân quê

- Tính hình tượng: Nổi bật là xây dựng hình tượng nhờ các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,…

- Tính truyền cảm: Sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng có nét ấn tượng sâu sắc

- Tính cá thể: Những yếu tố riêng biệt trong ngôn ngữ thơ của Nguyễn Bính sáng tác giản dị nhưng chứa đựng những yếu tố hấp dẫn

  1. Nghệ thuật

- Bài thơ Chân quê viết theo thể thơ lục bát - thể thơ truyền thống của dân tộc, khiến bài thơ trở nên tha thiết và tâm tình hơn, thể hiện thành công tâm trạng nhân vật. Được viết theo nhịp thơ 2/2 đầy ấn tượng và hợp lý.

>>> Tham khảo thêm: Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) - Phân tích tác giả tác phẩm

Dàn ý phân tích tác phẩm Chân quê

  1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Bính và tác phẩm “Chân Quê.”

Trình bày hoàn cảnh và bối cảnh sáng tác của bài thơ.

  1. Thân bài

– Tâm trạng mong đợi và bồn chồn của chàng trai:

Miêu tả khung cảnh làng quê và tâm trạng mong đợi của chàng trai khi người yêu đi tỉnh về.

Sự kỳ vọng và sự hào hứng của chàng trai trong việc đón người yêu về quê hương.

– Hình ảnh chàng trai trước bi kịch và tình yêu với quê hương:

Mô tả tâm trạng của chàng trai khi thấy người yêu thay đổi về cách ăn mặc và lối sống phương Tây.

Sự ám ảnh và bất lực của chàng trai trước sự thay đổi của người yêu.

Sự tự hào và tình yêu của chàng trai đối với quê hương và truyền thống làng quê.

– Thái độ và cách cư xử của chàng trai:

Phản ứng ban đầu của chàng trai khi thấy người yêu thay đổi.

Sự thấu hiểu và lời nhắc nhở của chàng trai đối với người yêu.

– Lời nhắc nhở và khuyên nhủ về việc giữ gìn truyền thống:

Những cung bậc tình cảm của chàng trai từ trách móc đến van xin.

Ý nghĩa của việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương.

  1. Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Trình bày cảm nhận cá nhân về bài thơ và bài học rút ra từ tác phẩm.

>>> Tham khảo thêm: Bài thơ Tràng giang (Huy Cận) - Phân tích tác giả tác phẩm

Qua bài thơ "Chân quê", Nguyễn Bính gửi gắm quan điểm sống, quan điểm thẩm mỹ của người xưa: yêu sự giản dị, chân thành. Đó cũng là lời nhắc nhớ đầy tinh tế về giá trị bền vững của truyền thống và văn hóa dân tộc.