Không cần phải chết mới được tế, với ngòi bút trào lộng của mình, Tú Xương đã biến việc "tế sống" vợ thành một cuộc độc thoại đầy chất châm biếm. “Văn tế sống vợ” là một tác phẩm vừa hài hước vừa khiến người đọc không khỏi suy ngẫm.
Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn?
Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một nỗi hay gàn hay dở!
Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
Gần xa nô nức, lắm gái nhiều trai
Sớm tối khuyên răn, kẻ thầy người tớ
Ông tu tác cửa cao nhà rộng, toan để cho dâu
Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ
Thế mà:
Mình bỏ mình đi, mình không chịu ở
Chẳng nói chẳng rằng, không than không thở.
Hay mình thấy tớ: nay Hàng Thao, mai phố Giấy mà bụng mình ghen?
Hay mình thấy tớ: sáng Tràng Lạc, tối Viễn Lai, mà lòng mình sợ?
Thôi thôi
Chết quách yên mồ
Sống càng nặng nợ
Chữ nhất phẩm ơn vua vinh tứ, ngày khác sẽ hay
Duyên trăm năm ông Nguyệt xe tơ, kiếp này đã lỡ
Mình đi tu cho thành tiên thành phật, để rong chơi Lãng Uyển, Bồng Hồ
Tớ nuôi con cho có rể có dâu, để trọn vẹn đạo chồng nghĩa vợ.
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Khoảng sau khoa Canh Tý (1890), nhiều lần thi trượt, nhà thơ càng chán ngán, chơi bời phóng túng, tốn tiền, bà Tú nhiều lần can ngăn không được, giận dọa tự tử. Nhà thơ nhân đó làm bài văn tế này bày tỏ nỗi cảm thông làm lành khéo với vợ.
Bài văn tế được viết để nịnh nọt và làm lành với vợ của ông là bà Tú, sau khi ông chơi bời phóng túng và tốn tiền, khiến bà Tú giận dọa tự tử. Bài văn tế thể hiện sự cảm thông và hài hước của Trần Tế Xương đối với vợ, một người con gái nhà dòng nhưng lấy chồng kẻ chợ, có ngoại hình và tính cách khác biệt với ông.
>>> Tham khảo thêm: Tổng hợp 2 bài thơ “Uống rượu tiêu sầu” của Cao Bá Quát
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là biểu cảm.
Câu 2. Qua đoạn văn, anh/ chị biết được điều gì về ngoại hình và cách của bà Tú?
Ngoại hình: Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo.
Tính cách: Người ung dung, tính hạnh khoan hòa, chỉ một nỗi hay gàn hay dở.
=> Người phụ nữ xuất thân nhà dòng dõi quý tộc cao quý, ngoại hình xinh đẹp, tính tình khoan hoà.
Câu 3. Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu văn sau:
Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bản mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
Hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu văn sau:
Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bản mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
Phép đối khá chuẩn chỉnh ở ý và lời giữa “đầu sông bãi bến” với “trong họ ngoài làng”; giữa “đua tài buôn chín bản mười” với “vụng lẽ chào dơi nói thợ” để cho thấy sự đối lập trong tính cách nhưng vẫn thống nhất ở bà Tú. Đó là người phụ nữ tảo tần, hoạt bát, đầu sông bãi bến nhanh nhạy buôn bán để kiếm tiền nuôi đủ 5 con với 1 chồng. Bà chẳng quản ngại việc gì, miễn là kiếm ra đồng tiền để nuôi chồng nuôi con. Mặt khác trong gia đình, họ hàng bà Tú lại là người thẳng thắn, không biết nói lời a dua, nịnh nọt, tính cách ngay thẳng nên được rất nhiều người yêu quý. Phép đối khiến cho câu thơ hài hoà, cân xứng, nhấn mạnh phẩm chất và con người của bà Tú một người phụ nữ tiêu biểu cho phẩm hạnh của phụ nữ trong xã hội xưa thờ chồng, thương con hết mực, nhẫn nại, quên mình.
Câu 4. Qua đoạn văn, anh chị nêu đánh giá của mình về thái độ, tình cảm của nhà thơ dành cho người vợ.
Qua đoạn văn chúng ta có thể thấy được thái độ, tình cảm của nhà thơ dành cho người vợ. Đó là người chồng yêu thương, quan tâm vợ hết mực. Ông tế sống vợ, viết bài văn tế vợ khi vợ chưa chết, quả là độc đáo có một không hai trong thơ ca. Nhưng đó không phải là ông trù dập cho vợ chết mà là vì ông yêu thương và có thể nói là tôn thờ vợ hết mình. Ông biết vợ là người phụ nữ tảo tần, đã hy sinh tất cả vì chồng con, thế nên qua những câu văn chúng ta thấy sự cảm thông, san sẻ và thấu hiểu với nỗi vất vả, khó nhọc của vợ.
>>> Tham khảo thêm: Ý nghĩa của bài thơ "Uống nước nhớ nguồn" trong đời sống
“Văn tế sống vợ” không chỉ gây cười bởi cách xưng tụng kỳ khôi, mà còn mang đến một cái nhìn đầy chua chát về vai trò người vợ trong xã hội xưa. Tú Xương đã biến tiếng cười thành vũ khí phê phán sâu sắc.
Address: 15/16B Đ. Quang Trung, Phường 8, Gò Vấp, Hồ Chí Minh, Vietnam
Phone: 0349150552
E-Mail: contact@susach.edu.vn