Câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hằng ngày

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể hỏi bên dưới hoặc nhập những gì bạn đang tìm kiếm!

Bài thơ Em yêu nhà em (Đoàn Thị Lam Luyến) - Cảm nhận bài thơ

Trong những năm đầu đời, mái nhà luôn là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp nhất của tuổi thơ. Bài thơ Em yêu nhà em đã gợi lên tình yêu giản dị, trong sáng của một đứa trẻ dành cho tổ ấm, nơi trái tim luôn tìm về sau mỗi bước đi.

Nội dung bài thơ Em yêu nhà em

Em yêu nhà em

Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong

Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp rau hồng như tơ
Có ao muống với cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên

Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em

Bài thơ miêu tả tình cảm gia đình thiêng liêng
Bài thơ Em yêu nhà em miêu tả tình cảm gia đình thiêng liêng

Cảm nhận bài thơ Em yêu nhà em

Em yêu nhà em là một bài thơ hay của nhà thơ trẻ Đoàn Thị Lam Luyến. Bài thơ miêu tả tình cảm gia đình thiêng liêng, đó là thứ tình cảm, tình thân vô cùng cao quý không gì có thể sánh bằng. Với chất văn trữ tình kết hợp với cảm xúc chân thật tạo thành những vần thơ lắng đọng, khiến ai cũng thích thú khi đọc. Qua bài thơ nhà thơ muốn nhắn nhủ với các em nhỏ đó là sự yêu thương gia đình, yêu thương quê hương đất nước, yêu thương con người. Bài thơ được viết theo lối kể chuyện về nhà em có những con vật, sự vật… vô cùng mộc mạc và chân thật. Với cách miêu tả chi tiết tạo nên hình ảnh gia đình vô cùng thân thiết.

Mở đầu bài thơ với câu thơ:

Chẳng đâu bằng chính nhà em

Đây là một sự khẳng định vô cùng chân thật, chẳng có nơi đâu bằng chính nhà mình, nơi mình sinh ra. Câu thơ là sự thể hiện tình yêu đối với gia đình của nhân vật “em”. Với việc sử dụng hình ảnh nhân vật “em” tác giả đã vô cùng thanh công trong lối dùng từ, tạo nên sự nhẹ nhàng và vô cùng thân thiết.

Tiếp đến là những câu thơ miêu tả về nhà em vô cùng giản dị:

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta cục tác khi vừa trứng xong

Có bà chuối mật lưng cong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ

Có ao muống với cá cờ

Những câu thơ làm hiện lên khung cảnh gia đình và làng quê Việt vô cùng gần gũi và thân quen. Trong những câu thơ này, nhà thơ sử dụng điệp từ “có” được lặp đi, lặp lại nhiều lần ở mỗi đầu câu thơ. Đó là sự liệt kê về sự “giàu có” của nhà mình vô cùng chân thật. Những điều bình dị về “nàng gà mái hoa tơ”, “bà chuối mật lưng cong”, “ông ngô bắp”, “ao muống”, “cá cờ” hiện lên trong tâm hồn trẻ thơ là cái gì đó thật lớn lao, vô cùng quan trọng mang đến niềm vui cho tâm hồn tuổi thơ. Nhân vật “Em” vô cùng tự hào khi kể về những sự vật của nhà mình, sự bình dị, thân quen của làng quê thật yên bình và ấm áp.

Tiếp đến câu thơ:

Em là cô tấm đợi chờ bống lên

Nhân vật “em” tưởng tượng ra mình là một nàng tấm trong câu chuyện cổ tích. Sự miêu tả chân thật kết hợp với lối tưởng tượng phong phú tạo nên khung cảnh làng quê và tâm hồn trẻ thơ thật bình yên.

Có đầm ngào ngạt hương sen

Ếch con tập đọc, dế mèn ngâm thơ

Bài thơ em yêu nhà em với nhuwnxghifnh ảnh thân thuộc
Bài thơ Em yêu nhà em với những hình ảnh thân thuộc

Có lẽ hình ảnh “Hương sen” nở rộ và toả hương ngào ngạt là một trong những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt. Màu xanh của lá mạ, màu hồng phấn của những cánh sen tạo thành một bức tranh làng quê thật đẹp, thật cuốn hút. Sự bình yên của làng quê Việt còn trở nên phong phú hơn đó chính là hình ảnh “ếch con tập đọc” “dế mèn ngâm thơ”. Những hình ảnh sự vật hiện lên sao mà gần gũi, sao mà đáng yêu đến vậy. Phải chăng đó là vẻ đẹp của tình người, tình lành tạo nên bức tranh thật đẹp, thật nên thơ.

Dù đi xa thật là xa

Chẳng đâu vui được như nhà của em

Tình cảm yêu thương làng quê, ấy lại trở nên chân thành hơn qua 2 câu thơ:

Dù đi xa thật là xa

Chẳng đâu vui được như nhà của em

Hai câu thơ với giọng điệu vô cùng nhí nhảnh, vô tư khi nói về tình cảm và sự yêu thích đối với ngôi nhà của mình, dù sau này có đi “xa thật là xa” nhưng cũng sẽ chẳng nơi nào cho ta cảm giác yên bình, vui vẻ và thân thiết như chính ngôi nhà của mình. Ở đó có gia đình, có người thân, có bạn bè và có những năm tháng tuổi thơ đầy hồn nhiên trong trẻo.

Bài thơ Em yêu nhà em là một trong những bài thơ hay mang tính giáo dục cao, và giá trị cao. Qua bài thơ thể hiện được tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước xuất phát từ trong tâm hồn trẻ thơ vô cùng lớn lao, vô cùng quan trọng.

>>> Khám phá thêm: 

Bài thơ Lượm (Tố Hữu) - Phân tích tác giả tác phẩm

Bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) - Phân tích tác giả tác phẩm

Bài thơ Em yêu nhà em khép lại nhẹ nhàng nhưng đầy dư âm, để lại trong lòng người đọc sự lắng đọng về tình cảm gia đình thiêng liêng. Những hình ảnh đơn sơ bỗng trở nên quý giá hơn bao giờ hết qua lăng kính trong trẻo của thơ ca.